Kết quả tìm kiếm cho "giải ngân vốn tín dụng qua tài khoản"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1394
Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên toàn cầu.
Năm 2024 khép lại với nhiều điểm sáng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng, tạo thế và lực để toàn ngành cùng đất nước bước sang kỷ nguyên mới vươn mình, phát triển, giàu mạnh.
Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.
Đến cuối năm 2024, mặc dù các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trên thị trường được Bộ Xây dựng đánh giá khó "về đích" và thị trường chưa hoàn toàn "bình phục", nhưng các doanh nghiệp đang từng bước ổn định để bắt nhịp vào chu kỳ phát triển mới của thị trường trong năm 2025.
Thị trường bất động sản Việt Nam được các chuyên gia dự báo sẽ có chuyển biến theo chiều hướng tích cực vào năm 2025.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu vay vốn làm ăn, mua sắm của người dân tăng cao. Nắm bắt xu hướng này, các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường sử dụng nhiều chiêu trò, như: “Hỗ trợ tài chính”, “cho vay tiêu dùng”… Bên cạnh các cơ quan chức năng đấu tranh triệt phá loại tội phạm này, thì mỗi người dân cần đề cao cảnh giác để tránh mắc bẫy “tín dụng đen”.
Trong bức tranh ảm đạm năm 2024, sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cực hữu trên khắp châu Âu càng làm nổi bật thêm những khó khăn và mâu thuẫn nội tại của “Lục địa Già.”
Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.
Chiều 12/12, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chi nhánh An Giang và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh An Giang tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa 2 đơn vị. Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Quyến; Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang Trần Minh Chánh; Phó Tổng Giám đốc KienlongBank Nguyễn Hoàng An; Giám đốc KienlongBank Khu vực 1 Lê Thụy Thủy Tiên; Giám đốc KienlongBank chi nhánh An Giang Lê Hữu Đức; cùng lãnh đạo Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã đến dự.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng và đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trả lời việc xử lý đưa tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội (MXH).
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng chính sách phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ lớn, làm lớn, các chính sách phải "cởi trói" để sản xuất kinh doanh bung ra, phục vụ ưu tiên cao nhất là thúc đẩy tăng trưởng, từ đó tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và nâng cao vị thế đất nước.
Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.